Phần mềm kế toán sản xuất

Sản phẩm Phần mềm kế toán sản xuất CNS giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Với thiết kế đặc biệt, Phần mềm được sử dụng đơn giản với nhiều chức năng đặc thù cho ngành sản xuất. Bạn sẽ không tìm thấy ở đâu một phần mềm như vậy.

Phần mềm kế toán hiện nay hầu hết có đầy đủ các chức năng thông dụng, đáp ứng được nhu cầu lên báo cáo tài chính và một số báo cáo quản trị. Tuy nhiên, đối với những ngành nghề đặc thù, những phần mềm kế toán thông thường không thể đáp ứng một cách đầy đủ nhu cầu quản lý.

Ví dụ như ngành sản xuất kinh doanh Dược phẩm là một ngành có yêu cầu quản lý hết sức khắt khe từ quy trình sản xuất, lưu kho đến các chi tiết về số lô, hạn dùng hay xuất xứ sản phẩm, hệ thống phân phối…

Những yêu cầu đó đòi hỏi phần mềm kế toán ngoài một số phân hệ thông dụng cần phải được thiết kế riêng các phân hệ phù hợp với đặc thù ngành và đặc thù quản trị của doanh nghiệp. Trên cơ sở triển khai thành công ở nhiều doanh nghiệp,sản xuất, Theo hệ số, theo phần trăm hoàn thành, theo số lượng dở dang, theo tiền dở dang.

Chính vì vậy những kỹ sư của CNS đã thiết kế riêng ra sản phẩm Phần mềm kế toán sản xuất CNS với đầy đủ các tính năng và yêu cầu của một Phần mềm kế toán sản xuất yêu cầu cần có và được tối ưu hóa nhất cho bạn.

Phan mem ke toan CNS 2018
Phan mem ke toan CNS 2018

Phần mềm kế toán sản xuất CNS một số thông tin cơ bản.

  • Có nhiều phương pháp tính giá thành: Theo từng sản phẩm, Theo hệ số, theo phần trăm hoàn thành, theo số lượng dở dang, theo tiền dở dang
  • Theo dõi công đoạn sản xuất
  • Theo dõi kế hoạch sản xuất, kế hoạch mua sắm vật tư
  • Đưa ra các báo cáo quản trị sản xuất
  • Theo dõi tình hình vật tư xuất dùng cho sản xuất
  • Tự động phân bổ kết chuyển
CÁC PHÂN HỆ (MODULES) CHÍNH CỦA PHẦN MỀM

1. PHÂN HỆ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN
  • Phần mềm kế toán có thể theo dõi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền vay, tiền thanh toán tạm ứng.
  • Phát hành và quản lý chứng từ thu, chi tiền mặt tại quỹ trên máy tính.
  • Theo dõi thu, chi, thanh toán và số dư tức thời của tiền mặt, tiền vay, tiền gửi ngân hàng (VNĐ và Ngoại tệ).
  • Theo dõi thanh toán thu, chi theo từng khách hàng, hợp đồng, khoản mục chi phí (mua, bán, tạm ứng).
2. PHÂN HỆ KẾ TOÁN CÔNG NỢ PHẢI TRẢ
  • Theo dõi mua hàng và công nợ phải trả nhà cung cấp.
  • Theo dõi nhập hàng hóa (vật tư) nội địa, nhập hàng đại lý, nhập hàng hóa (vật tư) nhập khẩu.
  • Theo dõi chi phí mua hàng, tự động phân bổ chi phí mua hàng cho từng măt hàng theo nhiều tiêu thức (giá trị, số lượng …).
  • Theo dõi công nợ phải trả theo từng đối tượng nhà cung cấp, mặt hàng, theo từng hóa đơn (Invoice), L/C, hợp đồng,…
  • Theo dõi tuổi nợ, hạn thanh toán với nhà cung cấp.
3. PHÂN HỆ KẾ TOÁN CÔNG NỢ PHẢI THU
  • Theo dõi bán hàng và công nợ phải thu khách hàng.
  • Theo dõi bán hàng nội địa, đại lý, xuất khẩu, Xuất ủy thác.
  • Theo dõi công nợ phải thu theo từng đối tượng khách hàng, mặt hàng, theo từng hóa đơn (Invoice), L/C, hợp đồng,…
  • Theo dõi tuổi nợ, hạn thanh toán của từng khách hàng, hóa đơn mua hàng.
  • Theo dõi doanh thu thu theo mặt hàng, nhóm mặt hàng, đối tượng công nợ, đại lý, tỉnh thành, khu vực
4. PHÂN HỆ KẾ TOÁN CÔNG NỢ PHẢI THU, PHẢI TRẢ KHÁC
  • Theo dõi thanh toán tạm ứng
  • Theo dõi bù trừ công nợ giữa các đối tượng
  • Theo dõi công nợ phải thu, phải trả nội bộ
  • Theo dõi công nợ từ các khoản phải thu, phải trả dịch vụ
5. PHÂN HỆ KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO
  • Quản lý vật tư, hàng hóa, thành phẩm theo dạng hình cây, nhiều cấp
  • Quản lý theo nhiều chủng loại nhóm hàng, mặt hàng, nhiều kho hàng.
  • Thep dõi phiếu xuất vật tư cho sản xuất, phiếu điều chuyển kho và xuất khác
  • Theo dõi nhập xuất thành phẩm, hàng hóa, vật tư.
  • Theo dõi nhập xuất tồn theo kho, mã hàng, đối tượng công nợ.
  • Tính giá vốn hàng xuất kho theo nhiều phương pháp: giá thực tế, giá đích danh, giá FIFO, giá trung bình (bình quân cuối kỳ hoặc bình quân di động).
  • Theo dõi giá vốn cả VNĐ và ngoại tệ.
  • Tự động lập bảng kê chứng từ thành phẩm, hàng hóa, vật tư theo nhiều điều kiện lọc khác nhau (ngày, tháng, tài khoản, đối tượng, kho, mã hàng, nhóm hàng…)
6. PHÂN HỆ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
  • Quản lý tài sản cố định theo nguồn vốn
  • Bộ phận sử dụng.
  • Tự động tính khấu hao tài sản cố định theo nguồn vốn.
  • Theo dõi tài sản cố định theo nhóm tài sản.
  • Theo dõi tăng giảm tài sản cố định (tăng do đánh giá lại, tăng do mua mới, giảm do thanh lý, nhượng bán …).
  • Quản lý tài sản cố định theo hình cây dễ dàng theo dõi
7. PHÂN HỆ KẾ TOÁN TỔNG HỢP
  • Tự động tạo các bút toán định kỳ, các bút toán phân bổ và kết chuyển cuối kỳ.
  • Kết nối thống nhất số liệu từ tất cả các phân hệ trong phần mềm.
  • Lên sổ sách theo hình thức lựa chọn: Nhật ký chung, chứng từ ghi sổ, nhật ký chứng từ.
  • Cho phép khóa sổ kế toán theo tháng.
  • Tự động kiểm tra chứng từ sai trong quá trình nhập liệu.
8. PHÂN HỆ KẾ TOÁN GIÁ THÀNH.
  • Tập hợp chi phí sản xuất cho các tài khoản đầu 6 theo từng sản phẩm
  • Tự động kết chuyểnr chi phí từ tài khoản đầu 6 vào TK 154 theo nhiều tiêu thức (nguyên vật liệu trực tiếp, doanh thu, tiền lương, tỷ lệ theo kế hoạch…)
  • Tự động xác định sản phẩm dở dang theo từng yếu tố chi phí
  • Tự động tính giá thành sản phẩm và áp giá cho các phiếu nhập kho thành phẩm.
  • Có nhiều phương pháp tính giá…
9. PHÂN HỆ QUẢN TRỊ HỆ THỐNG
  • Phân quyền và quản trị hệ thống

CP là toàn bộ các chi phí bằng tiền về lao động sống và lao động vật hoá

Giá thành là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các chi phí mà DN bỏ ra Bkỳ ở thời điểm nào nhưng có liên quan đến khối lượng công việc, sp hoàn thành trong kỳ

Sơ đồ Mối quan hệ chi phí và gía thành sản phẩm:

CPSX dở dang đầu kỳ Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
Tổng giá thành sản phẩm CP SX dở dang cuối kỳ

2. Trình tự kế toán và tổng hợp CPSX thích ứng:

Trình tự kế toán chi phí ở các doanh nghiệp khác nhau thì khác nhau. Tuy nhiên có thể khái quát các bước như sau:

Bước 1: Tập hợp các chi phí cơ bản có liên quan trực tiếp cho từng đối tượng sử dụng

Bước 2: Tính toán và phân bổ giá trị dịch vụ của các ngành SXKD phụ cho từng đối tượng sử dụng trên cơ sở Khối lượng dịch vụ phục vụ và giá thành đơn vị dịch vụ

Bước 3: Tập hợp và phân bổ CP SX chung cho các đối tượng có liên quan

Bước 4: Xác định chi phí SX dở dang cuối kỳ

Phân loại chi phí:

Phân loại theo yếu tố:

  • Yếu tố nguyên vật liệu
  • Yếu tố nhiên liệu, động lực SD vào quy trình sản xuất, KD trong kỳ
  • Yếu tố tiền lương và các khoản trích theo lương
  • Yếu tố TSCĐ và khấu hao
  • Yếu tố dịch vụ mua ngoài
  • Yếu tố chi phí khác bằng tiền

Theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm:

  • Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
  • Chi phí nhân công trực tiếp
  • CP sản xuất chung
  • CP quản lý DN, bán hàng

3. Phân loại giá thành sản phẩm

Có nhiều cách phân loại khác nhau: Theo thời điểm và nguồn số liệu, theo chi phí phát sinh

Theo thời điểm và nguồn số liệu có:

  • Giá thành kế hoạch: XĐ trước khi bước vào KD trên CS giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán kinh phí
  • Giá thành định mức: XĐ trước khi bước vào SX đựơc XD trên cơ sở các định mức bình quân tiên tiến và ko biến đổi trong suốt cả kỳ kế hoạch
  • Giá thành thực tế: Là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm dựa trên cơ sở các cho phí thực tế phát sinh trong SX SP

Theo chi phí phát sinh:

  • Giá thành sản xuất
  • Giá thành tiêu thụ

Giá thành tiêu thụ được tính theo công thức:

Giá thành toàn bộ của SP = Giá thành SXSP + CP quản lý DN + chi phí Bán hàng

Đối tượng tính giá thành chính là các sản phẩm, bán thành phẩm, công việc, lao vụ nhất định đòi hỏi phải tính gía thành đơn vị. Đối tượng có thể là sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất hay đang trên dây chuyền SX tuỳ theo yêu cầu của cách hạch toán kinh tế nội bộ và tiêu thụ sản phẩm.

 

 

4. Phương pháp tính giá thành:

Phương pháp trực tiếp (PP giản đơn): phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với số lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn.

Giá thành SP HThành = CPSXKDDD đầu kỳ +Tổng CPSXSP – CPSXDD CKỳ

 

Giá thành Sp = Tổng Giá thành SP HThành
Số lượng sản phẩm hoàn thành

 

Phương pháp tổng cộng chi phí: Áp dụng trong những doanh nghiệp mà quá trình sản xuất SP được thực hiện ở nhiều bộ phận SX, nhiều giai đoạn công nghệ, đối tượng kế toán chi phí sản xuất là các bộ phận chi tiết SP hoặc giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất.

Giá thành = Z1 + Z2 + … + Zn

Phương pháp hệ số: Với DN mà trong một chu kỳ SX cùng sử dụng một thứ vật liệu và một lượng LĐ nhưng thu được đồng thời nhiều SP Khác nhau và chi phí ko tập hợp riêng cho từng sản phẩm.

Giá thành đơn vị SP Gốc = Tổng giá thành của tất cả các loại SP
Tổng số sản phẩm gốc (Kể cả quy đổi)

 

Giá thành Đvị SP Từng loại = Giá thành ĐVị SPGốc * Hệ số quy đổi từng loạiTổng giá thành SX của các loại SP =  Giá trị SP dở dang đầu kỳ+ Tổng CP phát sinh trong kỳ

– Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ

 

Phương pháp tỉ lệ chi phí: Căn cứ vào tỉ lệ chi phí SX thực tế với chi phí SX kế hoạch, Ktoán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành sản xuất từng loại

Giá thành Thực tế từng loại Sp = Giá thành kế hoạch (Định mức) * Tỷ lệ CP

 

Tỉ lệ CP = Tổng giá thành thực tế của tất cả Sp
Tổng giá thành kế hoạch (Định mức) của tất cả SP

 

Phương pháp loại trừ giá trị SP phụ:

Tổng giá thành SP chính = Giá trị SP Chính DD ĐKỳ + Tổng chi phí Psinh trong kỳ- Giá trị SP phụ thu hồi ươc tính- Giá trị Sp Chính DD cuối kỳ

Phương pháp liên hợp: Áp dụng kết hợp nhiều PP để tính giá thành SP

5. Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên:

a. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu được xuất dung trực tiếp cho việc chế tạo SP.

Chi phí VL phân bổ cho từng ĐTượng = Tổng tiêu thức PBổ của từng đối tượng * tỷ lệ (hay hệ số) phân bổ.

 

Tổng chi phí vật liệu cần phân bổ
Tỷ lệ (Hệ số) phân bổ =
Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng

Trong đó:

TK sử dụng: 621 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Bên nợ: Tập hợp giá trị nguyên vật liệu xuất dung trực tiếp cho chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ dịch vụ

Bên có: Giá trị nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng không hết, kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

TK này cuối kỳ không có số dư:

Việc tập hợp chi phí NVL trực tiếp được tiến hành như sau:

Nếu xuất kho:

Nợ 621

Có 152: Giá thực tế VL xuất dung

Nếu nhận vật liệu về không nhập kho mà xuất trực tiếp:

Nợ 621:

Nợ 133

Có Tk liên quan 111,112, 331,411

Phản ánh giá trịVL xuất dung không hết nhập lại kho:

Nợ 152:

Có 621

Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp theo từng đối tượng để tính giá thành vào cuối kỳ hạch toán:

Nợ 154

Có 621

Đ ối với giá trị vật liệu còn lại kỳ trước không nhập kho mà để tại bộ phận sử dụng, kế toán ghi vào đầu kỳ sau bằng bút toán:

Nợ 621

Có 152

B. Chi phí nhân công trực tiếp:

TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp

Bên nợ: Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp thực tế phát sinh

Bên có: Kết chuyển CP nhân công trực tiếp

Tk này không có số dư

  • Phản ánh tổng tiền lương cho công nhân trực tiếp SX, Ktoán ghi:

Nợ 622

Có 334

  • Phản ánh các khoản trích:

Nợ 622

Có 338 (3382,3383,3384)

  • Kết chuyển chi phí nhân công:

Nợ 154

Có 622

C. Kế toán các khoản chi phí trả trước:

Chi phí trả trước (chi phí chờ phân bổ) là các khoản chi phí thực tế phát sinh

  • TK 142 chi phí trả trước:
  • TK 242 Chi phí trả trứơc dài hạn

Nội dung phản ánh các tài khoản:

  • Bên nợ: tập hợp chi phí trả trước thực tế phát sinh trong kỳ
  • Bên có: Các khoản chi phí trả trứơc đã phân bổ
  • Dư nợ: Các khoản CP phải trả thực tế đã phát sinh nhưng chưa phân bổ vào CP KD

Cách hạch toán:

  • TK 142:
  • Nợ 142:tập hợp chi phí trả trước ngắn hạn:
  • Nợ 133
  • Có 152,153,156…

Hàng tháng kê toán XĐ giá trị hao mòn:

  • Nợ  152,153, 156,641,,,:giá trị hao mòn tính vào CP mua hay bán hàng
  • Có 142 (1421)          Giá trị hao mòn
  • TK 242: Chi phí dài hạn:
  • Nợ 242:tập hợp chi phí dài hạn phát sinh
  • Nợ 133: thuế
  • Có 1531, 2413, 341, 111, 112…

Phân bổ chi phí trả trước dài hạn vào chi phí SX KD cho các đối tượng chịu CP

  • Nợ 241:tính vào chi phí Đtư XDCB
  • Nợ 627, 641, 642
  • Có 242

Toàn bộ chi phí bán hàng, CP quản lý DN sau khi phát sinh được kết chuyển vào bên nợ TK 142 hoặc 242. Số chi phí này được chuyển dần vào TK XĐ KQ tuỳ thuộc vào Dthu ghi nhận trong kỳ:

  • Chuyển CP BH + CP QL
  • Nợ 142, 242
  • Có 641, 642
  • Kết chuyển dần:
  • Nợ 911
  • Có 142, 242

D. Kế toán chi phí phải trả:

Chi phí phải trả là những chi phí thực tế phát sinh nhưng chưa được ghi nhận là chi phí của kỳ hạch toán. Những khoản chi phí liên quan từ 2 niên độ kế toán trở lên sẽ được đưa vào dự toán để trích trước:

TKSD: 335 (chi phí phải trả)

  • Bên nợ: tập hợp chi phí phải trả được ghi nhận vào CP trong kỳ theo kế hoạch
  • Bên có: Các khoản chi phí phải trả đã được ghi nhận vào chi phí trong kỳ theo KH.
  • Dư có: Các khoản chi phí phải trả tính vào chi phí kinh doanh nhưng thực tế chưa phát sinh.

TK 335 mở chi tiết theo các tài khoản cấp 2: 3351, 3353, 3358

  • Đầu kỳ tiến hành trích trước chi phí phải trả đưa vào chi phí KD
  • Nợ TK lq (627, 641, 642…): ghi tăng chi phí
  • Có 335(chi tiết theo từng khoản)
  • Khi có phát sinh thực tế trong kỳ, ghi:
  • Nợ 335
  • Nợ 133
  • Có 331,2413,111,112,152…
  • Nếu phát sinh thực tế lớn hơn chi phí phải trả đã ghi nhận thì khoản chênh lệch được ghi bổ sung tăng chi phí:
  • Nợ 627, 641, 642,811…
  • Có 335
  • Trường hợp phát sinh thực tế nhỏ hơn số đã ghi nhận:
  • Nợ 335
  • Có TK lq: 627, 641, 642…

E. chi phí sản xuất chung:

Chi phí SX chung là những chi phí cần thiết còn lại để SX sản phẩm sau chi phí NVL, CP NC trực tiếp. Đây là các khoản chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp

TK SD 627 (chi tiết theo từng tiểu khoản)

  • Bên nợ: tập hợp chi phiSX chung thực tế phát sinh trong kỳ
  • Bên có: Các khoản ghi giảm chi phí SX chung, kết chuyển chi phí SX chung

Tk này cuối kỳ không có số dư

Cách hạch toán chi phí SX chung như sau:

Tiền lương phải trả cho Nviên PX:

  • Nợ 627 (6271)
  • Có 334

Trích các khoản theo lương:

  • Nợ 627
  • Có 338 (chi tiết theo từng tiểu khoản)

Chi phí VLiệu Xkho dung cho PX:

  • Nợ 627
  • Có 152, 153 (toàn bộ giá trị xuất dung)

Trích khấu hao TSCĐ:

  • Nợ 627
  • Có 214

Chi phí dịch vụ mua ngoài:

  • Nợ 627:
  • Nợ 133
  • Có 111,112, 331 … : giá trị mua ngoài

Phân bổ dần chi phí dài hạn trả trước vào chi phí chung phân xưởng:

  • Nợ 627
  • Có 242

Trích trứơc đưa vào CP SX chung:

  • Nợ 627
  • Có 335

Các chi phí bằng tiền:

  • Nợ 627,
  • Có 111, 112, 152, …

Kết chyển CP SXC cho các đối tượng:

  • Nợ 154
  • Nợ 632: phần tính vào giá vốn hàng bán.
  • Có 627

F. Tổng hợp chi phí SX, kiểm kê và đánh giá SP dở dang:

Tổng hợp chi phí sản xuất:

TK 154: chi phí SX KD dở dang

  • Bên nợ: Tổng hợp các chi phí SP phát sinh trong kỳ
  • Bên có: Các khoản giảm chi phí Sp, Tổng giá thành SX thực tế của SP, dvụ hthành
  • Dư nợ: Chi phí thực tế của Sp lao vụ dịch vụ dở dang chưa hoàn thành

Cuối kỳ các bút toán kết chuyển như sau:

  • Nợ 154
  • Có 627, 641, 642, 622

Đồng thời phản ánh các bút toán ghi giảm chi phí:

  • Nợ 152 (phế liệu thu hồi nhập kho)
  • Nợ 138 (sản phẩm hỏng ngoài định mức)
  • Nợ 334, 811, 155,157
  • Nợ 632 (Trường hợp tiêu thụ thẳng)
  • Có 154

6. Xác định giá trị SP DD cuối kỳ:

Theo chi phí nguyên vật liệu chính

Số lượng SP DD cuối kỳ
Giá trị VLC nằm trong SP DD = * Toàn bộ GTrị VLC
Số lượng TP + SL SP DD

 

Theo sản lượng ước tính tương đương:

Số lượng SPDD CKỳ (không quy đổi)
Gtrị VLC nằm trong SPDD = * GTrị VLC
SLượng TP + SPDD không quy đổi

 

SLượng SP DD CKỳ quy đổi ra thành phẩm
Chi phí Chế biến nằm trong SP dở dang (theo từng loại) = * Tổng CP CB từng loại
Số lượng TP + SL SP DD quy đổi ra TP

Xác định GTrị SP DD theo 50% chi phí chế biến:

GTrị SPDD chưa HThành = GTrị NVLC nằm trong SPDD + 50% CP chế biến

Xác định giá trị SP DD theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc theo CP trực tiếp

Xác định Gtrị SP DD theo chi phí định mức hoặc kế hoạch

Số lượt xem: 2.161 + 1

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Chuyển lên trên